Hướng dẫn tập thở bụng trong thể thao

Trường Giang Sport – Các môn thể thao như điền kinh, bơi lội, đá bóng… chỉ có thể luyện tập cơ bắp bên ngoài, mà bỏ qua các tạng phủ (tim, gan, phổi, thận…). Chỉ có tập khí công mới giúp các cơ quan trọng yếu này “tập thể dục”.

Phần giữa cơ thể (trên dạ dày và dưới phổi), có một lớp cơ căng ngang, chia đôi thân người. Đó là cơ hoành. Khi chúng ta hô hấp, cơ này cử động lên xuống, đồng thời dồn ép hoặc kéo dãn các cơ quan nội tạng.

Những cách thở thông thường của con người vừa nông, vừa nhanh, không sử dụng cơ này. Chỉ có cách thở nội công mới tận dụng được nó.

Theo cách thở này, khi ta hít vào thật sâu, chậm thì không khí đi vào phần phổi dưới, cơ hoành co xuống, làm cho thận, gan, dạ dày… bị ép nhẹ. Khi thở ra, nó lại co lên, kéo dãn các tạng phủ.Như vậy, toàn bộ các cơ quan trong người ta cứ liên tục bị nhồi lên, ép xuống một cách nhẹ nhàng, nhu nhuyễn như được xoa bóp.

Máu trong người ta sẽ không bị ứ trệ, mà trở nên linh hoạt. Các cơ quan được tập thể dục, hoạt động tốt hơn. Mặt khác, vì tinh thần phải tập trung, không suy nghĩ vẩn vơ khi tập thở, hệ thống thần kinh của chúng ta vững vàng, tâm lý không giao động. Tập như thế là tập nội công.

Có hai kiểu thở nội công, đó là thở bụng

Thở bụng (thở thuận) và thở ngực (thở nghịch):

Thở bụng: 

Nạp khí: 
– Từ từ hít vào phần dưới ngực theo phương pháp: đều, nhẹ, êm, sâu (khi đầy, bụng hơi phình ra).

Xả khí:
– Ngay khi đó, từ từ thở ra cũng đều – nhẹ – êm và thở ra hết.

Lưu ý:

– Hít vào và thở ra đều bằng mũi. Thở càng chậm, sâu càng tốt.
– Không tập lúc ăn no, uống say hoặc làm việc nặng.

Càng thở nhiều càng thấy thoải mái dễ chịu không bị mệt mỏi, căng thẳng, chán nản, mất tinh thần…

Thở nghịch:
Ðây là phương pháp thở phổ thông trong các môn thể thao Tây phương.

Nạp khí:
– Hít khí lên ngực trên, bụng sẽ thót lại.

Xả khí:
– Thở ra sao cho ngực xẹp xuống, bụng hơi phình ra.

Thở nghịch tốt cho phế nang thượng, làm cho ngực nở nang, nhưng không hữu dụng bằng thở thuận.

Đây là kiến thức cơ bản cho người mới tập. Ta có thể thở bất cứ lúc nào, bất cứ tại đâu, tại văn phòng, trong xưởng, trong phòng khách, tại nơi đang làm việc.