Tham quan phòng tập karate của môn sinh nhật bản

Nhật Bản là quê hương, là nơi bắt nguồn của môn võ Karate. Nếu muốn hiểu rõ hơn về Karate, về nguồn gốc, tinh thần và các dụng cụ võ thuật của môn võ này mang lại, hãy đến Nhật Bản.

Karate có thể hiểu là hoạt động rèn luyện đạo thông qua thực hành các bài tập võ thuật. Karate rất được chú trọng và là một phần quan trọng trong nền văn hóa Nhật Bản. Thông qua việc tìm hiểu về phòng tập Karate, tìm hiểu về các dụng cụ võ thuật và lối sinh hoạt võ thuật của môn sinh Nhật Bản, ta sẽ có cái nhìn xác đáng và hiểu thêm về ý nghĩa và cái cốt của Karate.

Võ đường tại Nhật Bản
Diện tích của các võ đường tại Nhật Bản không quá lớn vì giá thành bất động sản đắt đỏ. Điều đấy cũng dẫn đến việc chi phí luyện tập rất cao.
Các phòng tập và dụng cụ võ thuật luôn phải gọn gàng và sạch sẽ vì võ sinh luôn phải lau dọn thật gọn gàng vào trước và sau buổi tập của mình. Đặc biệt, tất cả các võ sinh đều phải tham gia vệ sinh võ đường, như một cách để luyện tập.

Các võ đường tại Nhật Bản luôn có quy định riêng của mình gọi là Dojo Kun, và mọi người đều phải thuộc lòng và tuân thủ tuyệt đối các quy định này.

Thứ bậc trong Karate tại Nhật Bản
Thứ bậc tại Nhật Bản rất được xem trọng, độ phân cấp rất rõ ràng, đặc biệt trong võ đường, nơi đề cao giá trị tinh thần hơn cả. Sự khác biệt giữa Shihan (võ sư cao cấp), Sensei (thầy, võ sư), Senpai (sư huynh) và Kohai (sư đệ) rất rành mạch, và người bên dưới phải tôn trọng tuyệt đối người bên trên. Đây là một cách để học đạo, vì bạn không chỉ tôn trọng người khác, mà còn đang tôn trọng chính bản thân mình.
Việc gặp những anh chị lớn tuổi được điều hành bởi một người trẻ hơn, hay sự khúm núm của học trò đối với thầy giáo đều là rất bình thường, vì sự phân cấp phải dựa vào năng lực. Nếu bạn có năng lực mạnh hơn, thì bạn sẽ là người ở trên. Sự phân bậc cũng sẽ thể hiện qua các dụng cụ võ thuật như màu đai.
Tuy nhiên, sự phân cấp như vậy tạo một áp lực đa chiều theo hướng tích cực. Họ tôn trọng người cấp trên, thì tương lai cũng sẽ nhận được sự tôn trọng từ người cấp dưới. Người cấp trên ngoài được tôn trọng cũng có nghĩa vụ phải duy trì trật tự và đảm bảo quy tắc đó.

Nghi lễ tại môn sinh
Nghi lễ của người Nhật nổi tiếng về sự cầu kỳ và cầu toàn. Điều này không thể hiện sự cổ hủ, cứng nhắc, trái lại, nó thể hiện văn hóa cao và việc đề cao giá trị tinh thần học, giúp con người giữ được đạo học của mình.Buổi tập Karate thông thường được tiến hành theo thứ tự như sau:
– Lớp trưởng tập chung mọi người chào hỏi mọi người. Sau đó, mọi người cùng vệ sinh sàn tập, lau nhà thật nhanh chóng.
– Mọi người quỳ xếp hàng ngay ngắn trước bàn thờ của võ đường cùng với sư phụ của mình trong vòng 1 phút để tĩnh tâm.
– Tất cả cùng quỳ chào tổ sư, sư phụ và chào nhau.
– Lớp trưởng cho cả lớp khởi động, và phải chào nhau khi bắt đầu và kết thúc khởi động. Mọi người chỉnh lại trang phục chỉnh tề trước khi được sư phụ giảng dạy.
– Thầy giáo vào dạy và triển khai các bài tập. Các võ sinh phải chào nhau mỗi khi đối luyện. Khi được sư phụ nhận xét, chỉnh sửa và giáo dục thì các võ sinh đều phải cúi chào và hô thật to “vâng”, “đã rõ”, “đã hiểu ạ”, …
– Khi kết thúc buổi tập. Cả lớp lại quỳ theo hàng để tĩnh tâm 1 phút. Mọi người cùng cúi chào bàn thờ tổ sư, thầy giáo và chào nhau.
– Mọi người tự giác lau dọn võ đường sạch sẽ sau khi tập luyện xong . Sau đó, lớp trưởng nói nhận xét và cảm ơn mọi người đã cùng làm việc với nhau, sau đó cúi chào nhau để ra về.

Nhìn chung, môn sinh Karate tại Nhật Bản có tính kỷ luật và phân cấp rất cao, nhưng cũng vì thế mà tạo nên con người Nhật Bản đầy phép tắc và quy củ, từ đó có thể giữ gìn trật tự và truyền thống một cách chỉnh chu.